Thứ bảy, Ngày 25 Tháng 03 Năm 2023
  • Chào mừng các bạn đến với trang tin điện tử của trường PT Vùng cao Việt Bắc !
Trang chủTìm kiếmSitemapLiên hệ
  Đang truy cập: 65  
 
6 5 5 2 3 8 0 5
 
 
Đào tạo
Học tập nội dung Giáo dục địa phương tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

 HỌC TẬP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới. Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông năm 2018 nhằm định hướng năng lực cho học sinh trong tương lai. Trong đó, nội dung giáo dục địa phương là một nội dung bắt buộc, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về địa phương nơi học sinh đang cư trú.

Các buổi chiều từ ngày 13 tháng 02 đến ngày 20 tháng 02 năm 2023, toàn thể học sinh khối 10 khóa 65 trường PT Vùng cao Việt Bắc năm học 2022-2023 tới trải nghiệm trực tiếp tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Các em học sinh đã rất hào hứng và tập trung trong quá trình thăm quan và nghe các cô hướng dẫn viên ở bảo tàng thuyết minh, giới thiệu về các chuyên đề hiện vật, cổ vật, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, lễ nghi của 54 dân tộc… hiện đang trưng bày tại bảo tàng.

 Kết thúc buổi học tập thực tế, các bạn học sinh đã hoàn thành phiếu học tập để tổng kết những kiến thức mình đã quan sát, đã nghe thấy và nhìn thấy. Những kiến thức học sinh lĩnh hội được bao gồm:

- Các di tích lịch sử - văn hóa đa dạng về loại hình: di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá; di tích gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước; di tích gắn với các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập và bảo vệ dân tộc; di tích kiến trúc - nghệ thuật…

- Các dân tộc Kinh - Tày - Thái - Nùng - Sán Dìu - Sán Chay… trong suốt chiều dài lịch sử đất nước đã có nhiều đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Qua quá trình cộng cư lâu dài, từ bản sắc văn hóa đặc sắc của từng dân tộc đến sự giao thoa tiếp biến văn hóa mạnh mẽ đã tạo nên một nền văn hóa dân gian vừa đa dạng vừa thống nhất, được phản ánh qua các tác phẩm văn học dân gian và làn điệu dân ca … của các dân tộc.

- Các địa phương muốn phát triển kinh tế xã hội đều phải dựa vào các nguồn lực phát triển như: vị trí địa lý; tài nguyên thiên nhiên; lịch sử văn hóa; nguồn nhân lực; vốn, thị trường, đường lối chính sách…

Như vậy, học sinh đã được tiếp cận với lịch sử, địa lý địa phương một cách trực quan sinh động nhất. Những kiến thức mà học sinh lĩnh hội được từ trải nghiệm thực tế là một cách tiếp cận mới để các em tự bổ sung thêm kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách đồng thời đã định hướng cho học sinh có những hành động thiết thực góp phần vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của di sản văn hóa địa phương, tích cực góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Ngày 01/03/2023
 
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 PM TÁC NGHIỆP
Trang tin điện tử - Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc
Giấy phép của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông số: 489/GP-BC ngày 5 tháng 11 năm 2007
Trưởng Ban biên tập: Hiệu trưởng: Lục Thúy Hằng
Bản quyền Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc
Tel : 0208.3846272 - Fax :0208. 3846357 - Email:ptvungcaovietbac@moet.edu.vn