“NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”
1. Trường PT Vùng cao Việt Bắc đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt cho đội ngũ Giáo viên: Giỏi về chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt và vững vàng về chính trị.
a. Về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Trong nhiều năm qua, số lượng cán bộ, giáo viên của Nhà trường liên tục tăng lên nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường là 249 người, trong đó số giáo viên là 149 người (62.5%), cán bộ và nhân viên là 97 người (37.5%). Đội ngũ giáo viên của Nhà trường hiện có 1 Tiến sĩ , 02 nghiên cứu sinh, 68 Thạc sĩ, 20 người đang học cao học.
Trong công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ, Nhà trường đã có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài, tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng như tạo mọi điều kiện cho tất cả cán bộ và giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không ngừng đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Về chính sách tuyển dụng, thu hút, đãi ngộ cán bộ: Theo quy trình tuyển chọn nhân lực của nhà trường, 100% giáo viên được tuyển chọn vào làm việc có trình độ Tin học và trình độ ngoại ngữ trên B, chứng chỉ tiếng dân tộc hoặc biết tiếng Dân tộc phù hợp với vị trí tuyển dụng.
100% đội ngũ giáo viên của Nhà trường có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính để tra cứu, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng hay công tác quản lý. Nhà trường có chính sách thu hút cán bộ, giáo viên, tăng cường đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cao. Nhà trường có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, Học sinh giỏi Quốc gia, học sinh lớp chọn của Trường sau khi tốt nghiệp lớp Cử nhân tài năng, lớp chất lượng cao ở Đại học, học xong Thạc sĩ trở về trường công tác, làm tấm gương sáng và là nguồn động lực phấn đấu cho các thế hệ học sinh kế tiếp.
- Về công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn: Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, quán triệt Chỉ thị: 40/ CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, công tác đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ.
Nhà trường đã đa dạng hoá các phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Mỗi năm học cử từ 4 đến 8 giáo viên đi học cao học các chuyên môn: Văn, Sử, Địa, Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin, Ngoại ngữ theo hình thức vừa học vừa công tác hoặc tập trung... Cử cán bộ học lớp Cử nhân chính trị và lớp Lí luận cao cấp, Cử nhân Quản lí. Cử giáo viên học bằng Đại học thứ hai (Tin học, Ngoại ngữ).
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nhận thức chính trị đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, để nhạy bén, thích nghi về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động thao giảng, hoạt động dự giờ thăm lớp.
Tổ chức chỉ đạo giáo viên viết Sáng kiến kinh nghiệm về các vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy và đề ra các giải pháp trong giảng dạy. Các sáng kiến kinh nghiệm được tổ chức báo cáo trước Hội đồng hoặc Tổ chuyên môn để góp ý xây dựng hoàn thiện và ứng dụng trong thực tế giảng dạy.
Hàng năm, trường đều dành kinh phí để hỗ trợ cho việc đào tạo Đại học, sau Đại học và bồi dưỡng đối với cán bộ giáo viên. Trong 10 năm, Nhà trường đã cử đi đào tạo dài hạn trong nước và ngoài nước cho 03 Tiến sĩ, 68 Thạc sĩ, 20 Cử nhân và hàng trăm lượt cán bộ, giáo viên.
Nhà trường đang tích cực nhanh chóng đẩy mạnh công tác đào tạo Sau Đại học, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ giáo viên có trình độ Thạc sĩ trở lên đạt 50%. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường còn được bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin để đảm bảo 100% giáo viên biết ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và đặc biệt chú trọng bồi dưỡng thêm trình độ ngoại ngữ và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý trong trường Dân tộc nội trú.
Đến nay, Nhà trường có hơn 100 cán bộ, giáo viên có trình độ ngoại ngữ C, 10 cán bộ giáo viên có văn bằng 2 ngoại ngữ, có 30 cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ của người Dân tộc thiểu số.
b. Đảm bảo tính kế thừa để nhanh chóng khắc phục nguy cơ hẫng hụt cán bộ; Xây dựng, những năm qua, Trường PT Vùng cao Việt Bắc rất coi trọng đổi mới công tác tổ chức cán bộ.
Đảng ủy Nhà trường đã có những nghị quyết và trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ công tác tổ chức cán bộ như: Trẻ hóa đội ngũ, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn; xây dựng đảm bảo cân đối và hợp lý về cơ cấu giữa khối phục vụ và khối giảng dạy...
2. Trường PT Vùng cao Việt Bắc là tập thể mẫu mực trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong Nhà trường; Quản lý tốt tiền vốn, tài sản xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường ngày một khang trang, không ngừng đổi mới quản lý trường học.
- Nhà trường luôn thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục học sinh thực hiện đường lối chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. 100% cán bộ giáo viên không vi phạm đạo đức nhà giáo. Cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước.
- Nhà trường đã thực hiện đổi mới toàn diện các hoạt động: đào tạo, giảng day, nghiên cứu khoa học, tài chính, quản lý… đi đầu trong cả nước thực hiện tự chủ về tài chính. Trường luôn khắc phục khó khăn nhằm đảm bảo các hoạt động của Nhà trường luôn phát triển, đời sống cán bộ, giáo viên luôn được nâng cao. Nhà trường luôn tích cực hưởng ứng các cuộc vận động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và là một đơn vị tiêu biểu trong công tác xã hội, từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, các trường học miền núi.
a. Đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong Nhà trường; quản lý tốt tiền vốn, tài sản xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường ngày một khang trang đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình giáo dục.
Về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động: Trường PT Vùng cao Việt Bắc đã thực hiện tốt chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên như chính sách tiền lương, học bổng, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, chính sách đào tạo. Nhà trường luôn coi trọng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên thông qua việc đảm bảo thu nhập thường xuyên, nâng cao thu nhập từ quỹ tự có và tổ chức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi thăm quan, học tập trong và ngoài nước hàng năm, cũng như kịp thời khen thưởng để động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên Nhà trường yên tâm học tập, công tác và cống hiến công sức cho sự phát triển của Nhà trường.
Về việc thực hiện tự chủ tài chính: Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Trường PT Vùng cao Việt Bắc là một trong những trường Dân tộc nội trú đầu tiên thực hiện tự chủ tài chính. Đây là một thử thách to lớn của Nhà trường trong điều kiện mọi chi phí đào tạo đều tăng, hơn nữa Nhà trường vẫn phải dành một tỷ lệ tương đối lớn để đầu tư cơ sở vật chất. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã sáng tạo, chủ động tích cực tháo gỡ khó khăn. Với quyết tâm và nỗ lực cao của Đảng ủy, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, Trường PT Vùng cao Việt Bắc đã nhanh chóng vượt qua khó khăn và vươn lên trụ vững, tiếp tục phát triển, đảm bảo tốt các hoạt động giảng dạy và đảm bảo thu nhập cho cán bộ, giáo viên.
Xây dựng cơ sở vật chất: Từ một trường Thiếu nhi rẻo cao khu tự trị Việt Bắc với cơ sở vật chất nghèo nàn gồm những căn nhà tre vách đất, trải qua 54 năm phấn đấu không ngừng, đến nay Trường PT Vùng cao Việt Bắc đã trở thành một cơ sở đào tạo khang trang gồm các khu giảng đường, khu làm việc cao tầng, khu Kí túc xá, khu thể thao, Thư viện, Trạm Y tế, Nhà ăn tập thể với nhiều trang thiết bị hiện đại, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, môi trường văn minh, chuyên nghiệp. Trong những năm gần đây, Nhà trường đã đẩy nhanh công tác xây dựng và trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.
Xây dựng Nhà thí nghiệm - thực hành 3 tầng gồm: 03 phòng thực hành vi tính cấu hình cao được nối mạng INTERNET tốc độ cao, phòng thực hành Vật lý, phòng thực hành Hoá học, phòng thực hành Sinh học.
Xây dựng Thư viện tổng hợp hiện đại với đủ tiêu chuẩn gồm các phòng chức năng: phòng Câu lạc bộ - Hội thảo, phòng Câu lạc bộ - Giới thiệu sách, phòng Hành chính, phòng Nghiệp vụ Thư Viện, kho phân loại sách, phòng đọc sinh viên – quầy mượn sách – tra cứu, phòng đọc tạp chí, kho sách thư viện, phòng Đọc chuyên đề, phòng đọc điện tử.
Xây dựng khu giảng đường với 65 phòng học có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học như máy tính, máy chiếu, camera... 02 phòng Hội thảo, 05 phòng sinh hoạt chuyên môn, 03 phòng máy tính với hệ thống máy tính cấu hình cao được nối mạng Internet cáp quang tốc độ cao phục vụ học tập và giảng dạy, 02 phòng khai thác mạng miễn phí.
Xây dựng khu Ký túc xá hiện đại với 62 phòng ở cho học sinh, sinh viên; Xây dựng mới khu nhà làm việc 3 tầng; Xây dựng khu Trạm xá với trang thiết bị đủ điều kiện phục vụ khám chữa bệnh ban đầu cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên Nhà trường; Xây dựng mới Nhà ăn tập thể 2 tầng phục vụ cho gần 2000 học sinh, sinh viên với hệ thống bếp nấu hiện đại sử dụng nồi hơi, bếp ga công nghiệp và có sự giám sát camera tự động.
b. Đổi mới quản lý trường học
- Về công tác đảm bảo chất lượng: Từ năm 2009 Nhà trường đã tiến hành công tác tự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã thành lập phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng với nhiệm vụ: tư vấn triển khai nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên và nề nếp của học sinh. Nhà trường đã xây dựng Quy chế hoạt động của công tác nghiên cứu khoa học và thanh tra, kiểm tra nội bộ.
- Về đổi mới trong công tác đào tạo, giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được giáo viên Nhà trường tích cực thực hiện thông qua việc áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giảng dạy tích cực như: tăng cường trao đổi hai chiều giữa giáo viên với học sinh; tăng cường sử dụng hiệu quả máy chiếu và chương trình MS powerpoint; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề trao đổi thảo luận với học sinh, sinh viên về phương pháp học tập; tổ chức các buổi ngoại khoá cho học sinh, sinh viên; tổ chức các buổi toạ đàm, dạ hội cho học sinh, sinh viên có cơ hội giao lưu, học tập...
- Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh: Để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường đã tổ chức thi và kiểm tra cho các khối lớp theo tinh thần ba chung: đề thi chung, coi thi chung, chấm chung. Tổ chức lên điểm kịp thời, an toàn, chính xác. Từ năm 2007, Nhà trường đã triển khai đánh giá kết quả căn cứ vào quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên trong cả năm học một cách khách quan và chính xác.
Phát động và kiểm tra phong trào: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Tổ chức cho Giáo viên dạy học chương trình - Sách giáo khoa lớp 10,11,12 và giảng dạy chương trình Dự Bị Đại học; Tổ chức thao giảng cho các giáo viên, qua đó giáo viên có điều kiện học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho mình.
Công tác chỉ đạo chuyên môn: Lên kế hoạch giảng dạy cho từng đợt và cả năm học, kế hoạch ôn luyện đội tuyển Học sinh giỏi các cấp, kế hoạch phụ đạo Học sinh yếu, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, tập chung chỉ đạo các tổ chuyên môn giảng dạy theo hướng tích cực: Sử dụng phương tiện hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy để giờ dạy đạt hiệu quả cao; Tổ chức công tác ngoại khoá, dạ hội của các tổ đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều bài học bổ ích.
Thi giáo viên dạy giỏi các cấp: Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường nghiêm túc, đúng quy chế, có 16 đồng chí đạt Giáo viên dạy Giỏi cấp Trường, 06 đồng chí đạt Giáo viên dạy Giỏi khối Cao đẳng- trung học chuyên nghiệp Tỉnh Thái Nguyên; Phát động trong toàn Hội đồng mỗi giáo viên có một sáng kiến kinh nghiệm, rút kinh nghiệm giảng dạy cấp tổ.
Công tác giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
Thường xuyên giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết gắn bó, lễ phép với thầy cô giáo và cán bộ, giáo viên trong nhà trường, thực hiện tốt các nội qui, qui định của nhà trường, quan tâm giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu kém để nâng dần tỷ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, trong năm phụ đạo thêm được 1250 tiết. Tăng cường kiểm tra học sinh, kịp thời uốn nắn và có những biện pháp đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật.
Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập trong học sinh, hội thảo về phương pháp chủ nhiệm trong giáo viên. Qua hội thảo đã giúp cho học sinh và giáo viên có phương pháp học tập, phương pháp chủ nhiệm tốt hơn.
Lên lịch trực cho giáo viên các buổi chiều, tối và huy động trực tối thứ bẩy một số tuần cao điểm đã làm cho nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh ổn định hơn.
- Đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên:
Trường PT Vùng cao Việt Bắc là trường Dân tộc nội trú đặc thù nhất so với hệ thống các trường Trung học Phổ thông và Dân tộc nội trú cả nước, đó là đa dân tộc và đa hệ đào tạo (có thời điểm nhiều nhất gồm 32 dân tộc thiểu số của 21 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra với 3 hệ là Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông và Dự bị Đại học Dân tộc).
Cũng như nhiều trường Dân tộc nội trú, học sinh đến từ nhiều vùng miền và các dân tộc khác nhau, bên cạnh những ưu điểm của học sinh dân tộc vốn có như sống giản dị, ngoan ngoãn, thật thà, lễ phép, không ngại lao động, tư duy cụ thể tốt hơn tư duy trừu tượng.
Phần tồn tại thể hiện ở kỹ năng giao tiếp và ứng xử: ngại bộc lộ quan điểm trước số đông, khả năng diễn đạt ý nghĩ không rành rọt, rõ nghĩa; ngại giao tiếp với những người lạ, khác dân tộc, khác địa phương, một số học sinh thuộc dân tộc rất ít người như H’Mông, Lự, Mảng, Sila, La Hủ, Clao, La Chí, Pu Péo...chưa thông thạo tiếng Việt; khả năng tổ chức các hoạt động có tính khoa học còn yếu, thụ động trong học tập và rèn luyện, dễ tự thỏa mãn khi có chút thành tích.
Một số em do hoàn cảnh đặc biệt nên sống không hòa đồng với các bạn, ít tham gia các hoạt động tập thể. Khi mới đến trường một số em còn mang theo thói quen xấu, phong tục tập quán lạc hậu như: uống rượu, chửi bậy, sinh hoạt tự do, tàng trữ và sử dụng hung khí, dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Do ít va chạm với xã hội nên nhiều em học sinh dễ bị mua chuộc, lôi kéo vào việc xấu...
Thực hiện lời Bác Hồ dạy khi Người về thăm Trường (13/3/19600): “Các cháu được Đảng cho đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thày cô dạy bảo, phải chịu khó học tập để sau này có khả năng xây dựng bản làng, phục vụ các dân tộc. Bác dặn các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương khác nhau lại càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà. Bác dặn các thày cô giáo và cán bộ trong trường phải chăm sóc giáo dục các cháu như người cha, người mẹ, người anh, người chị của các cháu”, Nhà trường đã huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài Trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc; chống các âm mưu thủ đoạn lôi kéo, chia rẽ, gây rối của các thế lực thù địch hoặc tệ nạn xã hội có ảnh hưởng xấu đến học sinh, góp phần giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh các dân tộc, đáp ứng với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường đã đa dạng hóa các hoạt động tập thể của học sinh nội trú nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động mang tính tập thể, các hoạt động xã hội một cách khoa học, phù hợp với đặc thù của trường đa hệ, đa dân tộc, qua đó hình thành và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
Xây dựng và hình thành mối quan hệ mẫu mực giữa thầy cô giáo với học sinh; giữa học sinh với thầy cô giáo và những người lớn tuổi; giữa học sinh với học sinh; giữa dân tộc này với dân tộc khác; giữa học sinh và nhân dân địa phương và môi trường sống với tiêu chí ”thân thiện”.
Điều dễ nhận thấy là số học sinh vi phạm nội quy đã giảm hẳn so với nhiều năm trước đây, ứng xử khi xảy ra va chạm đã không còn gay gắt như trước; học sinh đã biết chia sẻ nhiều hơn với bạn bè và thầy cô những khó khăn, thuận lợi nảy sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường; Hiện tượng bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của không ít trường học trong cả nước ít gặp ở Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Học sinh đã thể hiện được sự thân thiện với nhau, thể hiện được sự thân thiện giữa các dân tộc bằng những hành động tương thân tương ái khi gặp khó khăn hoạn nạn. Học sinh đã tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng cho các hoạt động từ thiện, gây quỹ ủng hộ người nghèo, quỹ chất độc da cam, quỹ khuyến học vv... Về đạo đức, hàng năm có gần 100% học sinh được xếp loại tốt và khá, tỷ lệ học sinh vào Đại học, Cao đẳng và THCN luôn được giữ vững và tăng thêm.
Qua các hoạt động tập thể đa dạng và được tổ chức với sự chuẩn bị công phu (chương trình văn nghệ, chương trình Biểu diễn thời trang, chương trình Chào năm mới, các hoạt động thi đấu thể thao; Dạ hội...) đã rèn luyện kỹ năng sống và giao tiếp cho học sinh, nhiều học sinh đã tiến bộ rõ trong học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống. Các em đã dần khắc phục được tính thụ động, ít giao tiếp cởi mở trong học tập và giao tiếp, nhiều em trong quá trình tham gia hoạt động đã thể hiện tính chủ động, sáng tạo và tự tin. Sinh hoạt tập thể góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc và làm cho các em biết tôn trọng và giữ gìn những nét đẹp riêng biệt của dân tộc mình, đồng thời cũng học tập thêm những nét đẹp của các dân tộc khác.
Môi trường học tập và rèn luyện của học sinh được đảm bảo; trật tự an ninh của Nhà trường luôn được chú trọng và tăng cường, nhiều giải pháp đã được thực hiện trong suốt năm học, trong đó có chú trọng đến học sinh tham gia góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh (Trực an ninh vào các ngày, giờ trọng điểm; Kiểm tra nội vụ; tuần tra bảo vệ Kí túc xá; Tổ chức hoạt động của Chi hội tự quản học sinh; Phân công cán bộ làm trưởng các nhà; thành lập đội thanh niên xung kích...). Kết quả các em đã coi Nhà trường như ngôi nhà thân yêu của mình, mỗi lúc phải xa trường đều có tình cảm tốt, nhiều phụ huynh học sinh mong muốn con em mình được ăn ở và sinh hoạt nội trú.
Nhà trường không có hiện tượng học sinh nghiện hút ma túy hoặc thành lập các băng nhóm, hội đồng hương, các tiêu cực ngoài xã hội bị ngăn chặn không để xâm nhập, học sinh an tâm học tập và rèn luyện. Nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền, công an địa phương các cấp và các đơn vị đóng xung quanh trên địa bàn trong công tác đảm bảo trật tự an ninh, do vậy những vấn đề nảy sinh đều được giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo môi trường thân thiện giữa Nhà trường với nhân dân địa phương và các đơn vị bạn.
c. Hoạt động Thể thao, Văn nghệ:
Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, sân chơi trí tuệ để đưa các em vào các hoạt động bổ ích, rèn luyện sức khoẻ và bổ trợ cho học tập.
Tổ chức văn nghệ chào mừng 20/11; tổ chức cho học sinh khối 12 thăm quan thực tế Sầm Sơn; học sinh khối 11 thăm quan Hà Nội; Học sinh khối 10 thăm quan bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Hàng tuần tổ chức cho học sinh thăm phòng truyền thống nhà trường để giáo dục và xây dựng cho học sinh niềm tự hào về truyền thống nhà trường; Tổ chức thi văn nghệ, thi thể thao trong tỉnh và trong khối Cao đẳng- Trung học tỉnh Thái Nguyên.
d. Công tác xã hội, công tác từ thiện:
Trong những năm qua, Nhà trường đã bền bỉ thực hiện tốt công tác từ thiện, chia sẻ với những gia đình thương binh liệt sĩ, những cá nhân và gia đình gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, những người dân vùng bị thiên tai, các trường học ở miền núi, hải đảo.
Cán bộ, giáo viên Nhà trường đã tích cực tham gia đóng góp các quỹ từ thiện xã hội, đóng góp xây dựng địa phương. Nhà trường đã nhận phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng Lô Thị Muồn ở xã Tân Thịnh - huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, xây dựng nhà tình nghĩa cho một đồng chí thương binh hạng 1/4 tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên.
Nhà trường vận động Cán bộ, giáo viên đóng góp xây dựng quỹ khuyến học giúp các em học sinh nghèo vượt khó. Hàng năm Quỹ khuyến học nhà trường đã vận động và giúp đỡ cho hàng trăm học sinh khó khăn với số tiền 500.000đ/học sinh.
- Tích cực hưởng ứng và triển khai sâu rộng các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước:
Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, trường PT Vùng cao Việt Bắc đã triển khai hiệu quả đổi mới công tác thi và chấm thi như tổ chức thi và kiểm tra cho các khối lớp theo tinh thần ba chung: đề thi chung, coi thi chung, chấm chung. Tổ chức lên điểm kịp thời, an toàn, chính xác. Nhà trường đã thành lập Ban kiểm tra quy chế thi, thường xuyên giám sát việc thực hiện quy định này để hạn chế tối đa việc tiêu cực trong thi cử cũng như bệnh thành tích trong các hoạt động giáo dục, đào tạo.
Hiện nay các hoạt động của nhà trường đều tập trung vào thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức về tinh thần tự học, sáng tạo”. Với đặc thù và đối tượng đào tạo chuyên biệt, Nhà trường đã nhận thức đầy đủ cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động, là cuộc vận động lớn mang tính ngành nghề sâu sắc, rất phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường trong việc nâng cao phẩm chất, đạo đức năng lực chuyên môn cho giáo viên và công nhân viên chức - lao động Nhà trường.
Trong những năm qua, Nhà trường đã xây dựng nội dung, yêu cầu cụ thể gắn với việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, các phong trào thi đua 3 tốt “Dạy tốt, phục vụ tốt, học tập tốt”, phong trào xây dựng cơ quan văn hoá, phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ Công nhân viên chức nhà trường.
Đặc biệt là triển khai chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, Công nhân viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục con em các dân tộc.
Xuyên suốt các phong trào thi đua của từng năm học, Nhà trường đã xây dựng các nội dung thi đua gắn với thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, các nội dung xây dựng tổ văn hóa, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp, nghiên cứu khoa học, sáng kiến trong giảng dạy, công tác, làm đồ dùng dạy học.
Thường xuyên quan tâm bám trường, bám lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, chăm lo cho học sinh từng bữa ăn, giấc ngủ, những lúc ốm đau. Trong quá trình tổ chức các phong trào, Nhà trường đã phối hợp cùng chính quyền đã tổ chức vận động, thực hiện gắn kết các cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo, cuộc vận động “Mỗi thày cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo” đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, coi trọng việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” vừa là động lực, vừa là mục tiêu, là yêu cầu khách quan rất phù hợp với môi trường giáo dục đào tạo con em các dân tộc, đúng với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của cán bộ, giáo viên và học sinh Trường PT Vùng cao Việt Bắc.
Việc thực hiện các hoạt động thi đua gắn với cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” đã giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường xác định rõ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể thi đua giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, giảng dạy và cuộc sống sinh hoạt đời thường để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình xây dựng và chỉ đạo phong trào, Nhà trường đã chủ động phối hợp cùng chuyên môn thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong trường học. Các nội dung thi đua tiêu chuẩn đánh giá thi đua và xây dựng các quy chế nội bộ trong nhà trường đều được bàn bạc, thống nhất từ các tổ công đoàn đến Hội nghị Công nhân viên chức lao động hàng năm và Đại hội Công đoàn từng nhiệm kỳ.
Chính vì vậy đã xây dựng được mối đoàn kết thống nhất trong đơn vị, phát huy hết sức mạnh trí tuệ của tập thể, tạo được không khí dân chủ và các mối quan hệ lành mạnh trong nhà trường.
Bên cạnh tổ chức phong trào thi đua, Nhà trường thường xuyên tổ chức học tập, phổ biến mọi chủ trương, đường lối chính sách pháp luật đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh. Phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân, Uỷ ban kiểm tra Công đoàn trong thực hiện chế độ công khai trong nhà trường và kiểm tra phong trào thi đua trong đơn vị: Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB, GV, học sinh, kiểm tra thực hiện nề nếp, kỷ cương trong lao động, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chóng cháy nổ trong Nhà trường.
Năm 2010 Nhà trường được Thành ủy Thái Nguyên chọn là đơn vị điểm tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án số 04 - ĐA/TU, ngày 21/09/2006 của Tỉnh uỷ “Về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2006 - 2010”.
Việc tổ chức thi đua gắn kết nội dung của các cuộc vận động, đã phát huy tính dân chủ ở nhà trường, khơi dậy ý thức trách nhiệm, phát huy tiềm năng sáng tạo, xây dựng về phẩm chất, năng lực của cán bộ, giáo viên Nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc nâng cao chất lượng giáo dục con em các dân tộc trong Trường PT Vùng cao Việt Bắc.
--------------------------------------------------------------------------
(Trân trọng kính mời các bạn đón đọc Phần III trong số ra tiếp theo)