KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÍ
1. Giới thiệu về Atlat
Atlat Địa lí Việt là một tập bản đồ được sắp xếp theo thứ tự: tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế ở Việt . Các kí hiệu về từng đối tượng địa lí được thống nhất chung cho tất cả các bản đồ và được thể hiện ở ngay trang đầu của Atlat. Một số kí hiệu không thống nhất được (các loại đá, kí hiệu trong các biểu đồ cụ thể…) hoặc kí hiệu có thể sắp xếp được vào các trang thì thể hiện ở từng trang bản đồ. Nội dung của các bản đồ thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ nhằm giúp cho người sử dụng thông qua đọc bản đồ nắm được tình hình phát triển, sự phân bố của các đối tượng địa lí. Bởi vậy muốn sử dụng được Atlat trong học tập, ngoài các kỹ năng xác định vị trí, tìm đặc điểm của các đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu, màu sắc, người học cần phải biết cách nhận xét, phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ…
Trong quá trình học và ôn tập Địa lí 12, Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho người học cụ thể hóa về mặt không gian sự phân bố của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế trên đất nước ta; đồng thời biết được cơ cấu, tình hình phát triển của dân cư, các ngành kinh tế của Việt . Vì vậy, trong quá trình học và ôn tập Địa lí Việt Nam, người học nên thường xuyên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trên cơ sở đó mà có được sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể về địa lí Tổ quốc, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, lòng say mê nghiên cứu địa lí và tình yêu quê hương đất nước…
2. Hướng dẫn cách sử dụng
Ngoài các kỹ năng về sử dụng bản đồ nói chung như đã trình bày ở phần trên, khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam người học cần hình thành và rèn luyện các kỹ năng: dựa vào tỉ lệ bản đồ để đo tính các biểu đồ (chiều cao của các cột, độ lớn của các hình bán nguyệt…) trên bản đồ để tính sản lượng của một ngành sản xuất ở một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết; kĩ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng địa lí, tình hình phát triển và phân bố của các hiện tượng, sự vật địa lí.
Khi sử dụng Atlat, người học nên theo trình tự sau:
+ Tìm hiểu về cấu trúc của Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).
+ Xem bản chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 để biết các kí hiệu được thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt. Điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho quá trình đọc Atlat sau này, tránh việc phải lật đi lật lại bản chú giải khi phân tích bản đồ.
+ Tùy theo yêu cầu của từng bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ: Dựa vào Atlat nhận xét về cơ cấu và tình hình phát triển của ngành trồng cây lương thực ở nước ta…..
Trong các kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện nay đều có các câu hỏi về kĩ năng sử dụng Atlat.
Thông thường câu hỏi gắn với Atlat có dạng “Dựa vào Atlat Địa lí Việt và kiến thức đã học…”. Ví dụ : Dựa vào Atlat Địa lí Việt và kiến thức đã học, hãy so sánh giữa hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giải thích vì sao có sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp giữa hai trung tâm đó.
Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên (hoặc là riêng Atlat, hoặc là kiến thức đã học) để làm bài. Việc làm đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlat bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí…Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư…không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí.
Làm việc với Atlat Địa lí Việt , cũng cần chú ý đến việc phân tích các biểu đồ, số liệu…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng địa lí.
Như vậy, nếu người học có đầy đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ôn tập địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: nó giúp người học hình dung được tình hình phát triển và phân bố của rất nhiều sự vật và hiện tượng địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế việc ghi nhớ một cách máy móc, phát triển khả năng tư duy liên hệ tổng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức địa lí. Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức, sự thành thạo kĩ năng sử dụng Atlat, người học có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong các kì thi tốt nghiệp THPT.
3. Một số ví dụ
Câu I. (2 ,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt và kiến thức đã học, trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta và nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó.
Câu II. (2,0 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lí Việt và kiến thức đã học:
a, Nhận xét về sự thay đổi sản lượng than, dầu, điện ở nước ta.
b, Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng.
Câu III. (2,0 điểm)
a, Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp), nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%, từ trên 30% đến 50%. Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu?
b, Nước ta có những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? Các khu công nghiệp có đặc điểm gì, phân bố như thế nào trên đất nước ta?