TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Thông tin chung về trường PT Vùng cao Việt Bắc
Ø !important; Tên trường : Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc
Ø !important; Cơ quan/ Bộ chủ quản : Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ø !important; Địa chỉ : Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Ø !important; Thông tin liên hệ : ĐT: 02080 3846 272 Fax : 0280 3846 357
Ø !important; E-mail : vungcaovietbac@yahoo.com
Ø !important; Website : http://www.vungcaovietbac.edu.vn
Ø !important; Năm thành lập Trường: 1957
Ø !important; Loại hình trường: Phổ thông DTNT
II. Giới thiệu về trường
1 . Khái quát về lịch sử phát triển.
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được Khu ủy và Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc thành lập vào đầu năm 1957 ( khi đó mang tên là Trường Thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc).
Sự ra đời của Trường là thể hiện sinh động chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo cơ hội học tập cho con em các dân tộc thiểu số vùng cao. Đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên lúc đầu chỉ có hơn chục người với hơn 30 học sinh là con em các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Sán chí, Bu-Y,... ở 6 tỉnh của Khu tự trị Việt Bắc được tập trung về học theo chương trình phổ thông cấp I. Quy mô, trường lớp nhỏ, đơn sơ.
Trong những năm đầu của trường, một kỷ niệm đã đi vào lịch sử truyền thống của nhà trường đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm thày và trò vào trưa ngày 13/3/1960. Dặn dò các em học sinh Bác nói: “Các cháu mới xa nhà thì nhớ nhà rồi sẽ quen đi, nhưng phải ngoan, phải chịu khó học tập vì đồng bào các dân tộc ta xưa kia bị áp bức, bị khổ nhiều, không được học tập. Bây giờ các cháu được Đảng cho đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thày cô dạy bảo, phải chịu khó học tập để sau này có khả năng xây dựng bản làng, phục vụ các dân tộc. Bác dặn các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương khác nhau lại càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà. Bác dặn các thày cô giáo và cán bộ trong trường phải chăm sóc giáo dục các cháu như người cha, người mẹ, người anh, người chị của các cháu.”
Các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường luôn ghi nhớ lời Bác Hồ dạy và lấy đó là phương châm hành động trong công việc của mình.
Từ tháng 9/1959 đồng thời với sự phát triển của Trường thiếu nhi rẻo cao, ở Việt Bắc còn có Trường Bổ túc Công nông đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Lê Xuân Thụ làm Hiệu trưởng, đồng chí Trần Tiến làm Bí thư Đảng ủy.
Vào năm 1970, Khu ủy, UBHC Khu và Sở Giáo dục Việt Bắc nhận thấy mục tiêu đào tạo của hai trường là như nhau chỉ khác đối tượng tuyển sinh nên quyết định hợp nhất hai trường và lấy tên chung là Trường Bổ túc công nông và Phổ thông Vùng cao Khu tự trị Việt Bắc.
Đến năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn giải phóng. Khu tựtrị Việt Bắc giải thể. Vai trò lịch sử của giai đọan này mà người có công đầu là các nhà giáo Nông Văn Nhây, Chu Minh Thảo, Lê Xuân Thụ, Ma Đình Tân và nhiều cán bộ, giáo viên công nhân viên chức khác đã hoàn thành.Ngày 9 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 1134/QĐ tiếp nhận nhà trường và ngày 12/3/1977 với quyết định số 134/QĐ Trường được đổi tên thành Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc cho đến ngày nay.
Từ khi trở thành trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, hiệu trưởng là đồng chí Nguyễn Huy Khánh, hiệu phó là các đồng chí Nguyễn Quang Thẩm, Ma Đình Tân và Hạng Mí De tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên. Đây là thời kỳ Bộ Giáo dục thực hiện nhiều chương trình cải cách giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông. Được sự chỉ đạo của Bộ, trường đã mở hệ chuyên toán (4 khóa) và đã thu được kết quả tốt, song việc tuyển chọn học sinh giỏi toán trong các dân tộc ít người lúc này là rất khó khăn. Số học sinh tuyển vào phần lớn là người Kinh, không đúng đối tượng và không đạt mục đích của Bộ đề ra.
Nhà trường đứng trước khó khăn cả về mục tiêu và cơ sở vật chất trên bước đường phát triển, sự tồn tại của Trường PTVC Việt Bắc đặt ra những thử thách lớn lao. Trước bối cảnh đó Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ, công nhân viên chức nhà trường đã nêu cao quyết tâm dù khó khăn đến mấy vẫn phải duy trì và phát triển nhà trường, không chỉ để đáp ứng nhu cầu xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước mà còn để đáp lại lòng mong mỏi của đồng bào các dân tộc.
Bằng sức mạnh nội lực cùng với sự giúp đỡ của Bộ GD&ĐT cơ sở vật chất dần được cải thiện và tăng cường, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, các thứ trưởng Nguyễn Cảnh Toàn, Trần Xuân Nhĩ đến thăm động viên nhà trường vượt qua khó khăn đi lên, nhiệm vụ của trường lúc này là “Tạo nguồn tuyển sinh cho các trường CĐSP Việt Bắc, Tây Bắc và ĐHSP Việt Bắc” và đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong công tác đào tạo giáo viên cho các tỉnh biên giới phía Bắc bằng hai hệ: Hệ PTTH (tạo nguồn tầm xa) và Hệ Dự bị đại học Sư phạm (tạo nguồn tầm gần).
Nhiệm vụ trên được thể hiện bằng quyết định số 320/QĐ ngày 27/5/1987 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo định hướng trên, trong 4 năm (1987-1991) trường đã tạo nguồn trên 100 học sinh vào các trường ĐHSP Việt Bắc, ĐHSP II Hà Nội , ĐHSP Ngoại ngữ và 300 học sinh vào trường sư phạm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên và Bắc Cạn), Tuyên Quang...Số còn lại ( khoảng 30%) vào các trường khác. Các nhà giáo Nguyễn Văn Đào ( Hiệu trưởng), Bế Phong, Ma Đình Tân giữ cương vị phó Hiệu trưởng trong giai đoạn phát triển này của trường, đánh dấu 10 năm (1987-1997) đổi mới quan trọng của nhà trường về mục tiêu chiến lược giữ vững và tiếp tục đi lên trong giai đoạn mới.
Cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, trường đã cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đưa nhà trường vượt qua nhiều giai đoạn thử thách để đứng vững và phát triển. Trước mắt tập trung: đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo, môi trường đào tạo,đặc biệt là công tác tuyển sinh và giải quyết đầu ra cho học sinh. Phát huy trí tuệ tập thể, tập hợp mọi nguồn lực, mạnh dạn đầu tư vào những khâu trọng yếu và luôn bám sát với những yêu cầu của xã hội về công tác giáo dục miền núi.
Từ sau những năm 1997, đặc biệt là 2004 dưới sự chỉ đạo của nhà giáo, Hiệu trưởng Đinh Thị Kim Phương quy mô đào tạo của nhà trường được giữ vững và phát triển cả về số lượng và chất lượng, CSVC ngày càng được củng cố hoàn thiện theo hướng hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng do vậy giao thêm nhiệm vụ dạy hệ Dự bị Đại học Dân tộc cho trường từ năm 2003 với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.
Về công tác đối ngoại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nhà trường mở nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý choHiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường DTNT của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến học tập; đồng thời hàng năm cửcán bộ, giáo viên sang giảng dạy tại Lào. Nhà trường cũng thường xuyên được đón tiếp các chuyên gia giáo dục của các nước đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và cử cán bộ giáo viên của trường đi học tập và công tác tại nước ngoài theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.
Trong những năm đầu thành lập mục đích của trường là nhằm đào tạo con em các dân tộc thiểu số ít người và con em của những cán bộ có công với cách mạng từ hồi hoạt động bí mật, mục tiêu là học hết chương trình văn hóa cấp I sau đó sẽ đưa về bổ sung cán bộ dân tộc ít người cho các ngành ở địa phương trong Khu tự trị Việt Bắc.
Cùng với sự phát triển của đất nước mục tiêu đào tạo của nhà trường ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng. Đến nay trường giảng dạy các hệ: Trung học Phổ thông và Dự bị Đại học Dân tộc; Năm 2004 trước yêu cầu về cán bộ có trình độ văn hóa cao cho đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt ít người ( Lự, Mảng, Sila, Pupéo...) thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, nhà trường được nhận thêm nhiệm vụ dạy hệ THCS (lớp 9). Như vậy Trường PT Vùng cao Việt Bắc là trường DTNT duy nhất của cả nước có 3 hệ đào tạo với quy mô trên 1800 em/ năm thuộc 21 tỉnh với 29 dân tộc trên tổng số 53 dân tộc thiểu số cả nước.
Có được những thành tích được Đảng, Nhà nước, xã hội ghi nhận như ngày nay, nhà trường đã trải qua rất nhiều gian nan thử thách trong quá trình xây dựng và phát triển. Là trường DTNT đa hệ đào tạo với chất lượng cao, nhà trường thật sự trở thành “cánh chim đầu đàn trong hệ thống các trường DTNT cả nước” (Lời Chủ tịch nước Trần đức Lương khi về thăm trường 26/3/2000) là địa chỉ tạo nguồn cán bộ đáng tin cậy cho dân tộc và miền núi của Bộ GD&ĐT và đồng bào các dân tộc miền núi.
2 . Thành tích nổi bật.
Ø !important; THÀNH TÍCH ĐÀO TẠO:
52 năm qua đã giáo dục, đào tạo trên 13.800 học sinh là con em của 32 dân tộc thiểu số thuộc 21 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Trên 8600 học sinh đã vào học ĐH, CĐ (có 280 em học ở nước ngoài), đa số còn lại vào học THCN hoặc dạy nghề, một số ít trở về làm việc tại địa phương và bổ sung vào đội ngũ cán bộ cốt cán của thôn bản. Trong số các học sinh đã ra trường nhiều người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, bác sỹ, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học... góp phần xây dựng miền núi giàu mạnh.
Ø !important; PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ:
* 3 lần vinh dự đón Bác Hồ về thăm (1960, 1962, 1964)
* 01 Huân chương Lao động Hạng Ba (1983)
* 01 Huân Chương Lao động Hạng Hai (1989)
* 01 Huân chương Lao động Hạng Nhất (1997)
* 01 Huân chương Độc lập Hạng Ba (2002)
Ngày 10/10/1989 cố vấn BCH Trung ương Đảng (Bác Phạm Văn Đồng) đến thăm. Bác nói “ Tôi thân ái chúc thày và trò Trường Vùng cao Việt Bắc phấn đấu trở thành một trường gương mẫu trong việc thực hiện tốt hai việc Bác Hồ dạy”.
Tổng Bí thư Đảng CS Việt Đỗ Mười và đồng chí Nông Đức Mạnh (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội)tặng máy vi tính cho giáo viên, học sinh nhà trường.
Ngày 19/12/1991 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và căn dặn : ”Chúc Trường PTTH các dân tộc ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt, học và hành thật giỏi, trở thành một trong những trường trung học gương mẫu về mọi mặt của nước ta”.
Ngày 26/3/2000 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến thăm và làm việc tại trường. Phấn khởi trước những thành tích mà thày và trò đã đạt đượcChủ tịch khen ngợi “Trường PT Vùng cao Việt Bắc xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong hệ thống các trường PTDTNT cả nước “ và tặng quà cho nhà trường.
Ngày 18/11/ 2008 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đến thăm trường.
* Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT tặng đơn vị có thành tích xuất sắc năm học 1995-1996.
* Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT tặng đơn vị xuất sắc trong công tác giáo dục phòng chống AIDS, Ma túy-Tệ nạn xã hội giai đoạn 1991-2000.
* Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008.
* Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt tặng cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc nhất năm học 2000-2001.
* Cờ của BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng tuổi trẻ Trường PTVC Việt Bắc50 năm cống hiến và trưởng thành (1957-2007).
* Bằng khen của Bộ GD &ĐT tặng năm 1993, 1996, 1998,
* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng về thành tích trong công tác từ 2004-2006
* Bằng công nhận Cơ quan Văn hóa tiêu biểu của TP Thái Nguyên 2006
* Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên tặng CĐ cơ sở vững mạnh
* Bằng khen của Bộ GD&ĐT về thành tích chỉ đạo cuộc vận động “ Kỷcương, tình thương, trách nhiệm 10 năm 1994-2004.
* Hàng trăm cờ, kỷ niệm chương, bằng khen và giấy khen của các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương và địa phương tặng đơn vị, cá nhân .
* 01 Nhà giáo Nhân dân (Nguyễn Văn Đào )
* 01 Nhà giáo ưu tú (Đinh Thị Kim Phương)
* 90 cán bộ, giáo viên được tặng thưởng Huy chương (Kỷ niệm chương) vì sự nghiệp giáo dục .
* 22 năm gần đâytrường liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc; đơn vị lao động giỏi cấp tỉnh. Trường học không có ma tuý; Đảng bộ liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh”.
* Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm bình quân đạt95%;
* Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 30%
* Giáo viên giỏi cấp trường : 70%
* Tỷ lệ vào Đại học,Cao đẳng : 60% đến 90%.
* 176 HSG Quốc gia.
* 5 lần tham dự FESTIVAL các trường DTNT cả nướccó 2 lầnnhất, 3lần nhì( giành 59 HC Vàng; 61 HC Bạc; 42 HC Đồng và 7 giải KK)
Kế tục truyền thống các thế hệ đi trước, nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên mọi mặt về chất lượng dạy và học, xây dựng CSVC ngày càng khang trang hiện đại; thực hiện tốt ba cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thày giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Nhà nước và Bộ GD&ĐT phát động nên chất lượng giáo dục về đức, trí, thể, mỹ được giữ vững và không ngừng nâng cao. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và vào Đại học Cao đẳng được tăng lên đáng kể, là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của đồng bào các dân tộc miền núi cả nước.