KỸ NĂNG THIẾT LẬP VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
1. Kỹ năng thiết lập mục tiêu:
Mục tiêu là điều mà chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó) một hành vi (làm được một cái gì đó) hay là một sự thay đổi về thái độ. Có 3 loại mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian gần, như một ngày, một tuần; Mục tiêu trung hạn là mục tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian xa hơn, như một tháng hay vài tháng; Mục tiêu dài hạn là mục tiêu được đặt ra trong một thời gian dài hơn như một năm hoặc vài năm.
Kỹ năng thiết lập mục tiêu là khả năng của con người trong việc đề ra những cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống như một sự hiểu biết, một việc làm cụ thể hay một thái độ nào đó...trong điều kiện hoàn cảnh, một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập mục tiêu cũng chính là làm việc có kế hoạch một cách rõ ràng, thực tế và có kế hoạch về những điều mình muốn thực hiện trong tương lai. Mục tiêu càng cụ thể thì con đường đi đến hiện thực hoá càng gần. Bạn hãy biết chia sẻ các mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hơn.
2. Vai trò của kỹ năng thiết lập mục tiêu đối với học sinh:
Cuộc đời mỗi con người được chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một đích khác nhau. Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt được, muốn thực hiện ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời hay ở một công việc nào đó. Nếu không có mục tiêu, tức là không có cái đích thì chúng ta sẽ không có hướng đi và hướng phát triển của mình.
Mục tiêu là những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Kỹ năng thiết lập mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có sự chuẩn bị sẵn sàng, định hướng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống và có khả năng thực hiện được muc tiêu của mình. Chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu nếu lập kế hoạch trước.
Đặt ra mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng và không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng. Kỹ năng thiết lập mục tiêu giúp chúng ta tiếp cận các mục tiêu đề ra một cách cụ thể và thực tế. Một mục tiêu khả thi là mục tiêu phải phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, xác định đúng những thuận lợi, khó khăn trước mắt và có kế hoạch cho những giai đoạn thực hiện mục tiêu, biết tìm tới các hệ thống hỗ trợ giúp đỡ nếu có khó khăn và quan trọng nhất là chúng ta phải quyết tâm thực hiên những mục tiêu, mục đích đề ra. Quyết tâm chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện đạt tới mục đích.
Cam kết thực hiện mục tiêu giúp các em theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng, bên cạnh đó các em có thể cải thiện và hoàn chỉnh mục tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh . Cam kết thực hiện mục tiêu là kỹ năng quan trọng không chỉ cần thiết khi các em còn là học sinh mà ngay cả khi các em bước vào thế giới nghề nghiệp của mình, trong công việc và trong cuộc sống tương lai.
3. Các phương pháp rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu:
Dù là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn thì nó cũng phải mang tính chất khả thi, vừa có sức và có thể thực hiện được.
Một số nguyên tắc về thiết lập mục tiêu mà các em cần ghi nhớ:
+ Các mục tiêu phải thật rõ ràng. Nên đưa ra những điều mình cần làm(thay vì những việc không nên làm) thì sẽ dễ dàng thành công hơn và có ý nghĩa tích cực hơn về việc cần làm để đạt mục tiêu. Ví dụ: nếu bạn cảm thấy thói quen thứ quen thức khuya dạy muộn của mình có vấn đề thì bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau: “ tôi sẽ dậy sớm và đi ngủ đúng giờ” thay vì nói “tôi sẽ không thức khuya và ngủ dậy muộn:.
+ Đặt ra tiêu chuẩn nhưng phải thiết thực. Nếu đưa ra những mục tiêu có thể đạt được nhưng đừng đưa ra những mục tiêu dễ đạt được như vậy ta sẽ nhanh thấy các mục tiêu này nhàm chán. Thách thức bản thân cũng là một điều thú vị. Mục tiêu cần thách thức giúp ta vươn lên, nhưng phải thực tế và khả thi. Nếu mục tiêu quá xa vời chẳng hạn như hoàn thành chương trình 12 khi đang học lớp 10 sẽ làm cho bản thân chết ngợp trong học hành, trừ phi bạn là thiên tài trong học tập , mới mong có thể đốt cháy được giai đoạn học tập.
+ Mục tiêu phải cụ thể và đo lường được: Nếu mục tiêu không rõ ràng thì sẽ khó xác định được mình cần làm gì để đạt được mục tiêu và sẽ dễ dãi với bản thân khi không thực hiện đúng kế hoạch.
+ Học sinh cần phải có sự cân bằng trong các mục tiêu của mình để các em có thề thành đạt và cuộc sống chất lượng tốt hơn.
+ Để có thể biến mục tiêu thành hiện thực, các em cần phải thực hiện từng bước, thực hiện từng hành động nhỏ mỗi ngày. Như vậy, mục tiêu của các em cần phải được triển khai thành các hành động hằng ngày mới dễ hoàn thành. Ví dụ cụ thể đó là bạn cần phải đạt được điểm tốt cho từng môn trong đầu năm, năm thứ 2,3,4 ... trước khi bạn có thể tốt nghiêp. Chính mục tiêu quá to lớn sẽ giết chết bạn, và làm cho bạn bỏ cuộc. Mục tiêu cần lớn, nhưng bắt đầu bằng hành động nhỏ bé.
Để tiến tới cam kết thực hiện mục tiêu của mình, bạn cần phải có kế hoạch hoàn thành mục tiêu của mình. Trong kế hoạch đó của bạn, bạn cần phải có những câu hỏi quan trọng sau đây:
· !important;Xác định mục tiêu: ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn. Ví dụ : tôi sẽ học ở một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội chuyên nghành tiếng Anh để sau này trở thành giáo viên dạy tiếng Anh.
· !important;Những lợi ích mà tôi có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì? Ví dụ: Tôi sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài, vì tôi có thể nói tiếng Anh nên tôi có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên mạng internet.
· !important;Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được mục tiêu của mình ? Nếu tôi không tạo được thói quen học tốt từ bây giờ tôi sẽ không thể bước vào cổng trường đại học. Sau khi xác định những trở ngại bạn cần lập ra chương trình thay đổi hành vi để giúp đỡ bạn khắc phục được bất kỳ thói quen làm bạn hạn chế khả năng bạn giành được mục tiêu.
· !important;Bạn cần phải học hay làm gì? Tôi phải tập thói quen học tập hợp lý như vậy tôi mới có thể làm tốt các bài thi. Tôi cần học tiếng Anh.
· !important;Ai sẽ động viên tôi? Cô giáo tôi, mẹ tôi hoặc người bạn trong nhóm của tôi.
· !important;Kế hoạch thực hiên của tôi như thế nào? trước hết tôi sẽ học bài hàng ngày để làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để học tiếng Anh và luyện nói tiếng Anh với các bạn trong nhóm.
· !important;Ngày hoàn thành: Khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày bạn sẽ lên đại học.
4. Một số điều cần lưu ý:
Học tập tốt là mục tiêu mà hầu hết các em học sinh đều mơ ước. Để có thể giúp các em thực hiện được mục tiêu học tập của mình, thầy cô phải có rất nhiều phương pháp hỗ trợ học sinh. Một trong những biện pháp không thể thiếu đó là giúp các em biết xác định mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình.
Tuổi học sinh đôi khi xác định chưa rõ ràng những mục tiêu, cái đích cần phải đạt được trong từng giai đoạn của cuộc đời vì thế thầy cô là những người hết sức quan trọng trong việc giúp các em xác định được mục tiêu phấn đấu.
Sự hỗ trợ của thầy cô trong việc thiết lập và thực hiện mục tiêu của học sinh:
Tuỳ vào khả năng , năng lực của các em và hoàn cảnh của từng gia đình mà thầy cô có thể gợi ý cho học sinh của mình lựa chọn và xác định cái đích cần đạt được trong học tập là gì. Hướng dẫn học sinh khi thiết lập, xác định mục tiêu:
· !important;Một mục tiêu được đặt ra phải được thực hiện bằng những ngôn từ cụ thể. Mục tiêu đó cần trả lời được những câu hỏi sau: Ai? Sẽ thực hiện cái gì?Vào lúc nào? Ví dụ: trong 3 tháng nghỉ hè, tôi sẽ học thêm Anh văn.
· !important;Sử dụng các từ cụ thể, có thể đo đếm được để thực hiện cũng như đánh giá kết quả thực hiện. Ví dụ: nên viết “ tôi sẽ học nghề sửa chữa điện lạnh trong 3 tháng”, không nên viết “tôi sẽ học một nghề nào đó trong một thời gian nhất định”.
Giúp các em thiết lập các mục tiêu có tính thực tế và có thể thực hiện được. Không nên đặt ra những mục tiêu quá khó và phải biết đề ra những bước phải làm để thực hiện được mục tiêu. Ví dụ: xác định cần phải đạt tới cái gì? Có cách gì để đạt mục tiêu đó? Khi thực hiện mục tiêu sẽ gặp những thuận lợi khó khăn nào?Ai là người có thể hỗ trợ, giúp đỡ? Những công việc cần làm để thực hiện được mục tiêu? Thời điểm hoàn thành mục tiêu? Nếu không đạt được mục tiêu thì điều gì sẽ xảy ra?
Giúp các em bằng cách cùng các em thiết lập kế hoạch những công việc cần hoàn thành trong từng giai đoạn, chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ để thực hiện trong từng thời điểm.
Luôn đồng hành giúp các em nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó ngấm sâu thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khă năng đạt được. Bởi vì niềm tin là chất xúc tác vận động sức mạnh tinh thần của các em, từ đó các em cùng rèn luyện cho mình sự kiên trì.
Hỗ trợ, giúp đỡ các em đưa ra quyết định là sẽ không bao giờ từ bỏ, quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Hãy quyết định tiếp tục cho dù có việc gì xảy ra. Quá trình đạt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khát khao và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Các em càng kiên trì thì các em càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, các em sẽ đạt dến điểm mà không gì có thể ngăn cản.
5. Các hoạt động tập thể giúp học sinh phát triển kỹ năng xác định mục tiêu:
Hoạt động 1: mục tiêu của bạn là gì?
Thời gian: 30 phút
Mục đích: rèn luyện kỹ năng thực hiện mục tiêu
Dụng cụ: giấy bút
Tiến hành:
Từng cá nhân trong nhóm nói về mục tiêu của mìnhvà cách xác định hoạt động thực hiện mục tiêu. Các bạn trong nhóm cùng nhau chia sẻ tính khả thi của các phương án và cá nhân hoàn thiện kế hoạch hoàn thiện kế hoạch hoạt động của mình.
Chúc các em một năm học mới nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống như học tập, luôn thành công cho những mục tiêu mới.
(Theo chương trình tập huấn giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông – Vụ giáo dục trung học)