Lễ tổng kết trọng thể của nhà trường vui mừng chào đón sự hiện diện của Tiến sỹ Đoàn Văn Ninh- Phó vụ trưởng vụ giáo dục trung học, Đại diện lãnh đạo ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên, các đ/c hiệu trưởng, hiệu phó các trường DTNT TW, DTNT các tỉnh có học sinh đã và đang theo học hệ DBĐH DT tại trường. Các đ/c lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ. Đảng ủy, BGH và toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh DBĐH DT K10 của trường.
Thay mặt ban lãnh đạo trường PT VCVB, NGƯT Đinh Thị Kim Phương BTĐU, HT nhà trường đã có bài diễn văn quan trọng khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường trong giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo hệ DBĐH DT nói riêng và nêu bật những thành tích trong 10 năm đào tạo :
- Chỉ tiêu tuyển sinh: Tăng theo từng năm học. Năm học 2002- 2003 chỉ tiêu tuyển sinh hệ DBĐH DT là 56 đến năm học 2012-2013 là 710. sau 10 năm chỉ tiêu tuyển sinh hệ DBĐH DT là 3904 học sinh.
- Kết quả học tập và rèn luyện ( Trung bình 10 năm)
Học tập
- Xuất sắc: 12 em - 0,2 %;
- Giỏi: 527em - 11,81%
- Khá: 1734 em - 46,15%;
- TB khá:808 em - 15,69 %;
- TB: 738 em - 26,03%
|
Rèn luyện
- Xuất sắc: 809 -23,74%
- Tốt : 2413 em - 65,28%;
- Khá 506 em - 9,36%;
- TB khá 68 em - 1,14%;
- TB: 25 em - 0,48%
|
- Thành phần dân tộc học dự bị tại trường PT VCVB: Trong 10 năm hệ dự bị đại học đã đào tạo được 3860 học sinh thuộc 35 dân tộc thiểu số, trong đó có các dân tộc đặc biệt ít người như Xá, Ngái, Phén, Lự, Si la, Pu Péo….kết quả cụ thể như sau:
+ Dân tộc Tày 1432; Mường 631; Nùng 571; Thái 330; Sán Dìu 256; Dao 222; Mông 128; Cao Lan 92; Thổ 60; Sán Chỉ 39; Dáy 18; Thanh12; Giấy 7; Hoa 7; Khơ Mú 7; Xá phó 6; La Chí 5; Pà Thẻn 5; Lự 4; La Ha 3; Pu péo 3; Thanh Y 3; Hán 2; Hà Nhì 2; Lô Lô 2; Phù Lá 2; Tống 2; Xạ Phang 2; Cống 1; Khome 1;Ngái 1; Phén 1; Pa dí 1; Tu dí 1; Xá 1.
- Số học sinh các trường DTNT học DBĐH tại trường PTVCVB :
+ Trường PT VCVB: 1244; PT DTNTThái Nguyên: 25;Bắc Kạn: 144;Cao Bằng: 185; Lạng Sơn: 264; Hà Giang: 64; Tuyên Quang: 251; Sơn La: 11; Lai Châu: 2; Điện Biên: 11; Lào Cai: 37; Yên Bái: 107; Vĩnh Phúc: 151; Phú Thọ: 108; Hòa Bình: 252; Ninh Bình: 19; Bắc Giang: 335; Quảng Ninh: 21; Thanh Hóa: 77; Nghệ An: 279; T80:88; T78: 86; Trường Lâm nghiệp: 4.
- Số học sinh hiện học tại các trường ĐH:
+ ĐH Quốc gia Hà Nội: 367 em
+ ĐH Thái Nguyên: 728 em
+ ĐH Huế: 70 em
+ Các ĐH khác: 2695 em.
Các em học sinh học DBĐH tại trường PT VCVB đều đáp ứng yêu cầu chương trình bậc đại học. Nhiều em có kết quả học tập cao và đạt thành tích nổi bật trong các hoạt động phong trào.
Phát biểu tại lễ tổng kết Tiến sỹ Đoàn Văn Ninh - Phó vụ trưởng vụ GDTH- Bộ giáo dục đào tạo đã chúc mừng và biểu dương những thành tích trong giáo dục học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường. Đồng thời chỉ đạo nhà trường tiếp tục phát huy thành tích, đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp phát triển dân tộc và miền núi. Phát biểu nêu rõ: Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc là một trong số rất ít các trường phổ thông đặc biệt trực thuộc Bộ GDĐT.
Trong năm học vừa qua, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Đối với hoạt động đào tạo dự bị đại học dân tộc, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị là tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, chưa phát triển cho các tỉnh miền núi của miền Bắc; chỉ tiêu tuyển sinh hệ dự bị đại học dân tộc luôn được Bộ GD ĐT giao tăng lên trong 10 năm học (từ 56 HS năm học 2002-2003 lên 710 năm học 2012-2013). Chất lượng đào tạo dự bị đại học được khẳng định qua số lượng học sinh đang học ở các trường đại học hiện nay.
Chính chất lượng giáo dục và đào tạo được tiếp tục chuyển biến một cách vững chắc và nhanh chóng theo hướng tích cựctrong những năm học vừa qua đã khẳng định vị thế của trường PTCV Việt Bắc. Đây là một trong các địa chỉ giáo dục đã, đang và sẽ mãi mãi được học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân các dân tộc thiểu số đặt trọn niềm tin; Hình ảnh nhà trường là minh chứng cho việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đó là: Phải chăm lo phát triển hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú; thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi và miền xuôi; đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục bền vững góp phần ổn định chính trị vùng dân tộc, giữ vững an ninh, chủ quyền vùng biên giới, biển đảo của Tổ quốc.
Sự thành công trong đào tạo hệ DB ĐH DT của trường PT VCVB góp phần khẳng định vị thế các trường DTNT trên toàn quốc. Khẳng định hệ thống trường PTDT nội trú, trường DBĐH DT ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục được củng cố, phát triển về chất lượng và số lượng. Trong hệ thống các trường đó, mỗi học sinh dân tộc thiểu số được sống và học tập với tinh thần: “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”.
Buổi lễ kết thúc trong niềm vui và sự xúc động, lưu luyến của các vị đại biểu, thầy cô và các em học sinh DBĐH DT K10 trong giờ phút chia tay.
Một số hình ảnh tại buổi lễ: