Trong xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập quốc tế, khu vực, muốn thực hiện công nghiệp hoá phải có bản lĩnh phát huy yếu tố nội lực, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó việc đầu tư vào con người, cho con người để phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề rất cần của mỗi quốc gia.
Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một sản phẩm là con người có ý thức làm chủ bản thân, có đủ trình độ tiếp thu thành tựu khoa học kỹ hiện đại. Muốn điều đó trở thành hiện thực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực
Để tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Từ kinh nghiệm thực tế của trường Vùng cao Việt Bắc trên cơ sở rà soát, sắp xếp đội ngũ tại trường, tôi xin mạnh dạn nêu một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên như sau:
1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
Nhận thức về vai trò, chất lượng của đội ngũ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có nhận thức đúng mới có hành động đúng, từ đó mỗi một cán bộ quản lí cũng như đội ngũ giáo viên không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác học tập, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu giáo dục và giảng dạy trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Nội dung để nâng cao nhận thức:
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, quán triệt Chỉ thị: 40/ CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, quyết định 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, công tác đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ.
Quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo và những giải pháp khắc phục sự yếu kém của giáo dục và đào tạo trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy, vai trò của giáo viên với yêu cầu phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục, nhiệm vụ của giáo viên với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng ngày càng cao sự phát triển giáo dục và đào tạo. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng ý thức tự giác trong công tác giảng dạy.
Trong nội dung hội nghị cán bộ - giáo viên, đại hội các đoàn thể đầu năm cần quan tâm thảo luận đến chủ đề năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường để giúp giáo viên có những suy nghĩ định hướng đúng đắn.
Tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác giảng dạy để nâng cao nhận thức cho giáo viên.
Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ giảng dạy của giáo viên để có sự điều chỉnh kịp thời.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phát động phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về vấn đề nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
2. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
(NGƯT Đinh Thị Kim Phương, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường chụp ảnh lưu niệm với 11 đồng chí giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2009-2010 - BBT)
Nghiên cứu kỹ các văn bản, Chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT, phương hướng nhiệm vụ của trường từ đó chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đến các tổ chuyên môn. Từng cá nhân cũng tự xây dựng kế hoạch của mình, trên cơ sở nhu cầu cá nhân, tổ giới thiệu nhà trường xem xét để có kế hoạch đào tạo cụ thể.
- Mỗi năm học cử từ 4 đến 8 giáo viên đi học cao học các chuyên môn: Văn, Sử, Địa, Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin, Ngoại ngữ theo hình thức vừa học vừa công tác hoặc tập trung... Cử cán bộ học lớp cử nhân chính trị và lớp lí luận cao cấp, cử nhân quản lí (Hình thức đào tạo tại chức). Cử giáo viên học bằng đại học thứ hai (Tin học, Ngoại ngữ)
- Bồi dưỡng nhận thức chính trị đạo đức nhà giáo: Nhận thức sâu sắc và thực hiện quan điểm giáo dục của Đảng bồi dưỡng chính trị đạo đức nhằm nâng cao về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, để nhạy bén, thích nghi về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, bồi dưỡng lòng nhân ái tình yêu thương con người là cái gốc rễ của đạo lí làm người. Với vai trò vị thế nghề nghiệp của người thầy đối với học sinh thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu sắc vì lí tưởng nhân văn là đặc trưng của gia đình. Tình thương yêu của người thầy đối với học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho mỗi giáo viên có trách nhiệm cao đối với công việc của mình.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 - 2007) theo quyết định số 14/2004/QĐ-BGD & ĐT ngày 17/5/2004. Yêu cầu giáo viên tham gia 100% với tinh thần học tập nghiên cứu nghiêm túc đạt kết quả cao. Kiên quyết có những hình thức xử lí thích đáng đối với những giáo viên không tham gia hoặc tham gia không nghiêm túc.
- Đối với hình thức bồi dưỡng: Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng, trong từng năm học, việc bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường thực hiện theo chủ đề và từng giai đoạn trong năm học. Chẳng hạn vào đầu năm học thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung phân tích nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn, bồi dưỡng thay sách hoặc chỉnh lí... Giữa năm bồi dưỡng giáo viên thông qua hội thảo chuyên đề. Một số chuyên đề có thể mời chuyên gia báo cáo hoặc trao đổi trong các tổ chuyên môn: như chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học nâng cao kiến thức...
- Tổ chức hoạt động thao giảng: phải có kế hoạch và có sự đầu tư của bản thân giáo viên đặc biệt các đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn, có năng lực có nghiệp vụ sư phạm cao tập trung, góp ý kiến, các tiết thao giảng mới thực sự trở thành những tiết dạy mẫu từ đó các giáo viên trong tổ học tập để áp dụng và giảng dạy ngày càng tốt hơn.
- Tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp: Là hoạt động thường xuyên của BGH, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên diễn ra trong cả năm học có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp từng giáo viên phải tự cố gắng học tập nghiên cứu, thay đổi phương pháp để công tác giảng dạy thu được hiệu quả đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ của nhà trường.
Thông qua dự giờ, lãnh đạo trường và phòng đào tạo, tổ trưởng chuyên môn biết đựơc năng lực giảng dạy của từng giáo viên, từ đã có biện pháp giúp đỡ hoặc có kế hoạch tiếp tục đào tạo học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ).
- Tổ chức chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về các vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy và đề ra các giải pháp thu được hiệu quả trong giảng dạy. Các sáng kiến kinh nghiệm phải tổ chức báo cáo trước hội đồng hoặc tổ chuyên môn để góp ý xây dựng hoàn thiện để ứng dụng trong thực tế giảng dạy.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên để vận dụng CNTT và các công nghệ phần mềm vào giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy trí tuệ của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm...
- Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của giáo viên. Đây là một biện pháp tích cực và hết sức quan trọng, không thể tốt nếu giáo viên không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có tình cảm và lí tưởng nghề nghiệp, không tự giác tích cực tự học, tự bồi dưỡng, vì vậy giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng là việc làm vô cùng cần thiết của người Hiệu trưởng. Vì giáo viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của việc bồi dưỡng, nghiệp vụ sư phạm.
Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác giáo dục quán triệt từng giáo viên để mỗi giáo viên nhận thức sự cần thiết công tác tự bồi dưỡng giúp giáo viên có động cơ thái độ đúng đắn từ đã tạo quyết tâm cao xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân. Hiệu quả của công tác tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn được nâng lên, hiểu biết rộng hơn từ đó chất lượng bài dạy tốt hơn tạo đựơc uy tín của người thầy trước học sinh, phụ huynh và xã hội.
Nội dung tự học, tự bồi dưỡng tự nghiên cứu phải hướng vào các mục tiêu cụ thể, tự học để bổ sung những kiến thức cơ bản còn thiếu, còn lạc hậu, hoàn thiện và nâng cao tri thức đã có, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, giác ngộ chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hiểu biết rộng về đời sống văn hoá - xã hội, tự nghiên cứu để rèn luyện tư duy và nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn.
Để phong trào tự học tự nghiên cứu trong nhà trường đi vào nề nếp có chất lượng thì bản thân lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn... phải là người đi đầu trong việc tự học, tự bồi dưỡng để giáo viên noi theo. Việc quan tâm chỉ đạo đúng mức của lãnh đạo nhà trường là một trong những biện pháp thúc đẩy phong trào tự học tự bồi dưỡng không ngừng phát triển.
3. Đổi mới phương thức hoạt động của tổ chuyên môn
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn dựa trên số lượng chất lượng của giáo viên bố trí cho phù hợp với năng lực của từng giáo viên để phát huy được nội lực của từng người.
- Phối hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn. Tổ công đoàn có trách nhiệm trong việc xây dựng sự đoàn kết nhất trí, tinh thần tương thân tương ái để hoàn thành các nhiệm vụ đựơc giao. Nói chung tổ công đoàn góp phần tạo ra một bầu không khí sư phạm, tạo hưng phấn cũng như sự gắn kết giữa các cá nhân và tập thể, giữa cá nhân và công việc giữa đơn vị tổ chuyên môn với nhà trường.
Tổ chuyên môn xác định rõ nhiệm vụ, chức năng quyền hạn và tầm quan trọng, tổ chuyên môn giữ vai trò xương sống trong nhà trường. Trước hết tổ chuyên môn có nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch chung của tổ dựa trên kế hoạch của nhà trường.
+ Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ 2 lần/ tháng.
+ Tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên.
+ Tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí trong quá trình hoạt động.
- Có kế hoạch, nội dung bồi dưỡng giáo viên từng học kỳ và cả năm học
Chỉ đạo quá trình thực hiện kế hoạch năm học của tổ chuyên môn cần có cải tiến và đổi mới phương pháp hoạt động tập trung vào những việc sau:
- Xây dựng quy chế, nề nếp của tổ.
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn phải thực sự đi vào chiều sâu. Tập trung thời gian phân tích những bài có nội dung khó, góp ý bàn bạc xây dựng bài dạy, thống nhất về phương pháp. Việc làm này có ý nghĩa buộc mỗi giáo viên trong tổ tự học tự nghiên cứu tác động trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong tổ.
- Tổ chuyên môn phải tổ chức các hội thảo chuyên đề như đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, chuyên đề ứng dụng các công nghệ phần mềm và giảng dạy.
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ khuyến khích động viên yêu cầu giáo viên nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiệm thu SKKN một cách nghiêm túc, có phân tích đánh giá, những SKKN tốt cần áp dụng phổ biến trong giáo viên của tổ.
Để làm tốt vai trò lãnh đạo tổ chuyên môn đòi hỏi lãnh đạo chọn người tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực về chuyên môn có đạo đức, phẩm chất, tốt và có năng lực lãnh đạo. Đồng thời lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như kinh phí cho tổ hoạt động có hiệu quả.
4. Lồng ghép chỉ tiêu phấn đấu thi đua và chỉ tiêu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao hoàn thiện nhân cách và nhất là trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đựơc hình thành trong giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm được củng cố và phát triển trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong quá trình hoạt động sư phạm.
Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phải chú trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Để khích lệ động viên giáo viên tham gia tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm trường có chế độ khen thưởng và kỷ luật thích đáng. Khen thưởng những giáo viên có ý thức miệt mài tự giác trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng có hiệu quả xem đây là chỉ tiêu thi đua của từng cá nhân, của tổ và của trường. Đồng thời phê bình có hình thức thích đáng đối với giáo viên nào không có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, chất lượng giảng dạy yếu.
- Để công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trường đã có hướng làm cụ thể sau:
Xây dựng chỉ tiêu bồi dưỡng đưa vào chỉ tiêu phấn đấu thi đua của tổ chuyên môn cũng như nhà trường. Trong năm học trường xây dựng 5 chuyên đề (bảng 1) phân công cụ thể việc thực hiện công tác bồi dưỡng để đánh giá thi đua của từng tổ, từng cá nhân.
Kết quả bồi dưỡng tương ứng kết quả thi đua, đây là một tiêu chí thi đua tốt, nếu một giáo viên đi đào tạo kết quả tốt thì đựơc xếp danh hiệu thi đua giáo viên giỏi. Một giáo viên giỏi bao giờ cũng phải có quá trình nghiên cứu một vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy, giáo dục có biện pháp phù hợp đạt hiệu quả cao viết thành một sáng kiến kinh nghiệm đựơc báo cáo tại hội nghị cấp tổ, cấp trường để giáo viên góp ý từ đó đưa vào ứng dụng trong thực tế giảng dạy. Các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thể hiện như trong bảng sau:
STT
|
Chuyên đề
|
Thời gian
|
Đối tượng
|
Ban chỉ đạo
|
1
|
Bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao
|
10/7 - 05/8
|
Toàn thể giáo viên
|
Phòng đào tạo
|
2
|
Bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng
|
25/ 8 - 31/8
|
Toàn bộ CBGVCNV
|
Lãnh đạo trường
|
3
|
Bồi dưỡng đổi mới phương pháp
|
Thường xuyên
|
Các tổ chuyên môn
|
P. Đào tạo + TTCM
|
4
|
Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ tin học
|
1/9 - 10/9
|
Giáo viên
|
P. Đào tạo + TTCM
|
5
|
Bồi dưỡng môi trường
|
20 / 3 - 30/30
|
Giáo viên - học sinh
|
Tổ sinh
|
Tóm lại: Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có nhiều biện pháp quản lí, chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm làm cho chất lượng giáo dục ngày một phát triển. Trong quá trình quản lí tôi mạnh dạn nêu ra các biện pháp nói trên, rất mong được trao đổi và nhận đựơc những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.