TỔ XÃ HỘI - 5 NĂM NHÌN LẠI VÀ TIẾN BƯỚC
Th.s Nguyễn Phúc Lự - Tổ trưởng tổ Xã Hội
Tổ chuyên môn có tên Tổ Xã Hội mà tiền thân là tổ Bộ môn chung bao gồm các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Trong bối cảnh cơ cấu lại bộ máy nhà trường, trong đã có sự sắp xếp lại các tổ chuyên môn cho phù hợp. Môn Giáo dục công dân được tách ra và tổ Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga) được ghép vào tổ Bộ môn chung, từ đây tổ chuyên môn với các môn học Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được mang tên tổ Xã Hội.
Tổ Xã Hội có 24 giáo viên và 4 giáo viên kiêm nhiệm, trong đã giáo viên nữ chiếm 82,5% (12/14). Về độ tuổi, dưới 30 chiếm 50% (12/24), tuổi 30 đến 40 chiếm 41,7% (10/24), tuổi trên 40 chiếm 8,3% (2/24). Về trình độ, giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm 37,5% (9/24), giáo viên đang đào tạo thạc sĩ chiếm 20,8% (5/24), giáo viên có trình độ cử nhân chiếm 41,7% (10/24). Giáo viên người dân tộc chiếm 29,3% (7/24). Giáo viên là đảng viên chiếm 33,3% (8/24). Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chiếm 41,7% (10/24)
Trong hoạt động chuyên môn, tổ Xã hội có thế mạnh cơ bản là giáo viên có tuổi khá trẻ, trình độ thạc sĩ kể cả giáo viên đang được đào tạo thạc sĩ chiếm tỉ lệ cao và có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, ngoài ra còn có một lợi thế khác là số đảng viên khá đông.
Hạn chế cơ bản là có tới 85,2% là nữ, với thiên chức của một nữ công gia chánh khiến cho các nữ giáo viên có một quĩ thời gian hạn hẹp hơn, nhưng lại phải nỗ lực gấp bội để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhìn lại 5 năm qua dù với thái độ hết sức khiêm tốn nhưng vẫn có thể khẳng định rằng, tổ Xã Hội là một trong những đơn vị công tác có những đóng góp đáng kể vào thành tích của nhà trường Vùng Cao Việt Bắc. Một số kết quả mà tổ chuyên môn đã đạt được trong 5 năm qua là:
- Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi: Môn Lịch sử 75% - 80%; Môn Địa lí 80%, môn Tiếng Nga: 90%, môn tiếng Anh 68%.
- Tỉ lệ giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (được hiểu là có năng lực chủ động khai thác và ứng dụng các phần mềm và sử dụng thuần thục máy tính) trên 95%.
- Phong trào làm đồ dùng dạy học: Năm 2005,2006, 2007 đạt giải nhì thi đồ dùng dạy học, trong đã có 03 giáo cụ đạt giải đặc biệt dành cho cá nhân. Năm học 2008, 2009 đạt giải ba và có 02 giải đặc biệt.
- Tỉ lệ thi tốt nghiệp: Các môn Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ đều bằng hoặc vượt tỉ lệ tốt nghiệp của các trường khu vực thành phố Thái Nguyên.
- Học sinh giỏi quốc gia và cấp tỉnh: Tổ xã hội có 267 học sinh giỏi cấp tỉnh và 38 học sinh giỏi quốc gia trong 5 năm qua. Riêng 2010 tổ xã hội có 07 học sinh giỏi quốc gia chiếm 58,3% tổng số học sinh giỏi quốc gia của trường.
- Nhiều cá nhân có thành tích cao và là tấm gương đối với tập thể, đã là những chiến sĩ thi đua nhiều năm như thầy giáo Nguyễn Phúc Lự, các cô giáo Hoàng Thị Đặng, Hoàng Thị Kiên, Lục Thuý Hằng; những giáo viên chủ nhiệm giỏi như cô giáo Phạm Thanh Huyền, Lục Thuý Hằng, Phạm Thị Phương, Hà Thu Hương; nhiều giáo viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội và hoạt đông chuyên môn nghiệp vụ như cô giáo Hoàng Thị Đặng, Nguyễn Phương Nga, Phạm Kim Duyên.
Từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi rút ra một số bài học sau:
- Xây dựng và duy trì phong trào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ một cách bền vững. Về phương diện này, muốn đạt mục đích đặt ra, trước hết tổ chuyên môn rất coi trọng ý thức chính trị - tư tưởng của giáo viên. Chúng tôi cho rằng, giáo viên là tầng lớp có trình độ cao và do đó cũng có những khát vọng và lòng tự trọng cao. Khi các nhà giáo đã có ý thức đúng đắn về địa vị xã hội của mình thì họ sẽ có nhiệt huyết cháy bỏng và thôi thúc bản thân trau dồi chuyên môn và nỗ lực cống hiến. Tri thức và đạo đức nhà giáo là nhân tố quyết định hình thành và duy trì phong trào dạy tốt.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả. Cách thức của chúng tôi như sau:
Mỗi bộ môn thảo luận, nắm vững phương pháp dạy học đặc thù. Ví dụ phương pháp đặc thù của Địa lí là bản đồ, biểu đồ và kỹ năng Địa lí.
- Thực hiện đúng đắn dạy học phân hoá, nghĩa là để dạy học hiệu quả phải căn cứ vào đối tượng cụ thể (khối lớp, từng lớp, từng bộ phận học sinh).
- Coi trọng dự giờ và thảo luận sau dự giờ. Chúng tôi thấy hai lợi ích của việc dự giờ, đã là đánh giá được trình độ giáo viên về mọi phương diện và phổ biến được các phương pháp dạy học hay trong nhóm và tổ chuyên môn.
- Thảo luận chuyên đề: Tổ hoặc nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch thảo luận theo những chuyên đề cụ thể. Các chuyên đề này cần được giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng. Thảo luận chuyên đề là một giải pháp đi vào chiều sâu chuyên môn. Có một thực tế, không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ, hiểu thấu đáo những gì mà bản thân tác nghiệp trên bục giảng, ví dụ các thuật ngữ, kiến thức cập nhật, các đề thi quốc gia, những phương pháp dạy học mới.
- Xây dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ và thân ái trên cơ sở công vụ, nghĩa là lấy việc công làm trọng, từ đó đã đoàn kết mọi người chung tay hoàn thành nhiệm vụ. Nêu gương đoàn kết, tương trợ và thân ái là tổ trưởng chuyên môn, là các đảng viên, là tập thể của những nhà giáo, khi đại bộ phận đã là một khối, tự giác thì sẽ không còn những cá biệt nữa.
Giải pháp cho những năm học tiếp theo là:
- Thường xuyên giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn, rằng chỉ có thể nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng. Giáo dục thông qua cả ưu lẫn nhược điểm trong chuyên môn.
- Coi trọng sinh hoạt chuyên môn, hình thức sinh hoạt chuyên môn cần đa dạng, phương pháp sinh hoạt chuyên môn phải có tính khoa học, tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng nhất của một tổ chuyên môn là trình độ học vấn (kiến thức môn học) và phương pháp dạy - học.
- Kế hoạch hoạt động chuyên môn cần toàn diện, tỉ mỉ, có giá trị và khả thi. Kế hoạch cần trao tận tay từng giáo viên và thực hiện có sự kiểm tra, giám sát.
Có thể nói, 5 năm qua tổ Xã Hội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp của nhà trường. Những thành quả đó thuộc về đội ngũ giáo viên có trình độ, tâm huyết và làm việc có phương pháp. Phát huy những thành quả đó, tổ Xã Hội sẽ có những thành tích cao hơn trong những năm tới./.