C¶M XóC TH¸NG BA
Tháng Ba. Có gì khác đâu chỉ là một trong 12 tháng của một năm ứng với 12 con giáp như các cụ chúng ta thường tính. Có thể nhiều người sẽ có suy nghĩ như thế. Nhưng với riêng tôi thì lại khác, ấy là ở chỗ năm 2010 là năm Canh Dần, năm màlinh vật của một trong 12 tháng đólà “Ông Ba mươi” tượng trưng cho sức mạnh của muôn loài. Người xưa khi phải gọi tên cũng tránh không nói tên húy ông...”Hổ” cũng giống như các bá quan bách tính dưới triều vua không được phép gọi tên thật của vua.
Tháng Ba năm Canh Dần có những ngày đã trở thành dấu ấn lịch sửtạo nên sức mạnh tinh thần cho các thế hệ nối tiếp đi lên.
Cách đây 120 năm, cũng vào năm Canh Dần, tại Làng Sen xứ Nghệ một con người vĩ đại đã sinh ra từ một gia đình nhà nho nghèo và chính con người này đã tạo dựng nên một nước Việt Nam như ngày nay. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhưng với cả trên 80 triệu dân đất Việt từ người già đến trẻ thơ thì đơn giản Người là “ Bác Hồ”.
Tháng Ba này, mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh thuộc 30 dân tộc của Trường PT Vùng cao Việt Bắc lại náo nức trong các hoạt động thi đua lậpthành tích chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày QTPN 8/3, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 và đặc biệt là Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm trường (13/3/1960-13/3/2010). 50 năm đã qua kể từ khi Bác về thăm, hình ảnh và những lời dạy của Bác vẫn còn mới như hôm qua. Bác chụp ảnh chung với thày và trò nhà trường, Bác hỏi chuyện ân cần và dặn dò các cháu học sinh dân tộc như người Ông trong gia đình khi đi xa trở về nhà: Các cháu mới xa nhà thì nhớ nhà rồi sẽ quen đi, nhưng phải ngoan, phải chịu khó học tập vì đồng bào các dân tộc ta xưa kia bị áp bức, bị khổ nhiều, không được học tập.Bây các cháu được Đảng cho đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thày cô dạy bảo, phải chịu khó học tập để sau này có khả năng xây dựng bản làng, phục vụ các dân tộc. Bác dặn các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương khác nhau lại càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà. Với cán bộ, giáo viên Bác căn dặn: các thày cô giáo và cán bộ trong trường phải chăm sóc giáo dục các cháu như người cha, người mẹ, người anh, người chị của các cháu ”. Vâng. Bức ảnh Bác Hồ hiền từ với nụ cười rạng rỡ như một người Ông đứng giữa các cháu học sinh dân tộc với đủ sắc màu rực rỡ vây quanh là một di sản tinh thần vô giá đối với các thế hệ của trường, nhưng ý nghĩa to lớn hơn như lời Tiến sỹ Mông Ký Slay (Vụ trưởng Vụ Dân tộc Miền núi của Bộ GD&ĐT, nguyên là học sinh cũ của trường-1963) khi về dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác về thăm đó là hình ảnhnói lên sự quan tâm sâu sắc của lãnh tụ đất nước với học sinh các dân tộc thiểu số Việt Nam mà Trường PTVC Việt Bắc là đơn vị có vinh dự được đón nhận.
Những đứa trẻ được vinh dự đón Bác ngày nào và những thế hệ nối tiếp đã thực sự trưởng thành, nhiều người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương, bác sỹ, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học, người lao động có tri thức... góp phần xây dựng miền núi và dân tộc ngày càng phát triển ( Như Ông Giàng A Quẩy, nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Giang; Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch UBND Tỉnh Tuyên Quang...Thày thuốc ưu tú Triệu Thị Lưu, Th.s Hoàng Thị Sèn giảng viên ĐHSP Thái Nguyên, bà Triệu Mùi Say nguyên Phó vụ trưởng Vụ DT&MN của Quốc hội và nhiều người khác nữa.)
Tôi và nhiều đồng nghiệp không thuộc lớp người của trường đã có vinh dự đón Bác năm 1960, nhưng tháng 3 này tôi trong số 120 đại biểu ( trong đó gồm 35 CB, GV, CNV và 85 Học sinh) đại diện cho trên 2000 CB, GV, CNV và các em học sinh được nhà trường tổ chức về Hà Nội báo công dâng Bác trước Lăng của Người. Tôi đã được về Lăng viếng Bác vài lần, nhưng lần nào cũng vậy cảm giác hồi hộp bồn chồn như trẻ thơ luôn chế ngự trong tâm trí trước lúc lên đường. 4h15 phút 13/3/2010 xe chuyển bánh, trong tiết trời se lạnh của ngày cuối Xuân Canh Dần chúng tôi làm cuộc hành hương về báo công và vào Lăng viếng Bác, cảm xúc dâng trào, ai cũng bồi hồi xúc động bởi đối với chúng tôi đây là lần đầu tiên được về Hà Nội để thưa với Bác những nỗ lực cố gắng của các thế hệ nhà trường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đoàn kết giữa các dân tộc thực hiện tốt lời Bác dạy khi Người về thăm. Tôi chợt nhớ hai câu thơ:
“Quê hương nghĩa nặng tình sâu
50 năm ấy biết bao nhiêu tình.”
Vâng Bác đã coi Tổ quốc Việt Nam là một quê hương rộng lớn, trong đó có một miền quê Vùng cao Việt Bắc mà Bác đã từng gửi gắm niềm tin, có gì vui bằng được về bên Bác để kể cho Người nghe những bước đổi thay sau 50 năm làm theo lời Bác của các thế hệ nhà trường.
6h30’ ngày 13 tháng Ba. Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Lăng Bác uy nghiêm trong một không gian bát ngát cây xanh và bầu trời lất phất mưa xuân. Chúng tôi chứng kiến giờ phút tổ chức lễ chào cờ Tổ quốc buổi sáng thật hùng tráng và xúc động, bài Quốc ca âm vang khắp quảng trường rộng lớn, hàng nghìn người trong đó có rất nhiều người nước ngoài đứng nghiêm trang trong nghi thức chào cờ. Tôi chợt nghĩ, để có giờ phút này đã có biết bao người đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc để cho chúng ta được ngửng cao đầu như ngày nay trên trường quốc tế mà Người chiến sỹ tiên phong trong sự nghiệp vinh quang này không ai khác chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta.
7h00’ ngày 13 tháng Ba. Chúng tôi được xem cuốn phim tư liệu về Bác, cuộc đời Người được tái hiện trong từng thước phim tư liệu quý giá. Đã không khỏi có những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của các đại biểu trong đoàn khi chứng kiến hình ảnh phút cuối đời của Người và giờ phút đau thương của dân tộc và bè bạn trên thế giới lúc tiễn biệt Bác đi xa. Tôi bất chợt nhớ tới đoạn văn trong Điếu văn của BCH Trung ương Đảng do Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc trước lúc vĩnh biệt Bác “ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông ta, đất nước ta”.
8h00 ngày 13 tháng Ba. chúng tôi xếp thành đội hình vào khu vực làm lễ báo công, đi đầu làhàng cờ: Đảng kỳ, Quốc kỳ và Đoàn kỳ, tiếp đó là 6 hàng dọc gồm các đại biểu trong đoàn. Một điều khiến tôi xúc động và tự hào đó là khi Đoàn tiến vào khu vực trước Lăng Bác thì rất nhiều người, trong đó có cả người nước ngoài, tự động quay phim, chụp ảnh và tươi cười vẫy chào chúng tôi. Dưới sự hướng dẫn của Ban đón tiếp, chúng tôi xếp hàng ngay ngắn trước Lăng Bác. Trước mặt là dòng chữ
“LỄ BÁO CÔNG DÂNG BÁC
TRƯỜNG PTVC VIỆT BẮC.
Hà Nội ngày 13/3/2010”.
Lễ chào cờ được cử hành, chúng tôi đứng nghiêm trong tiếng nhạc hùng tráng của bài Quốc ca và Lãnh tụ ca lan rộng khắp khu vực quảng trường Ba Đình. Tôi thật sự xúc động trước giờ phút thiêng liêng này, tôi cảm nhận như Bác đang đứng đó trên cao rất thân mật và gần gũi với chúng tôi. Vâng,thưa Bác. 50 năm trước Bác đã về với các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường, những điều Bác dạy chúng cháu luôn ghi nhớ và cùng nhau cố gắng thực hiện. Hôm nay chúng cháu mới có dịp tập trung về với Bác tại Thủ đô yêu dấu, để có dịp kể cho Bác nghe những gì chúng cháu đã làm được, những gì còn phải cố gắng vươn lên trong thời gian tới. Với thành tích đạt được qua báo công của nhà giáo ưu tú, Thạc sỹ Đinh Thị Kim Phương thành kính trước anh linh của Bác, chúng cháu biết so với công lao trời biển mà Đảng và Bác đã dành cho nhân dân ta nói chung, cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng trong sự nghiệp trồng người trong đó có Trường PTVC Việt Bắc nói riêng, thì chúng cháu hiểu còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để thỏa lòng mong mỏi của Bác. Trong giây phút này giữa Ba Đình lịch sử tôi cảm nhận nụ cười rạng rỡ và khuôn mặt hiền từ của Bác luôn tỏa sáng như trong bức ảnh Bác chụp năm nào tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc với các cháu học sinh. Tôi chợt nhớ mấy câu thơ:
Ôi có phải mỗi lần ta gặp Bác
Môi ta thầm kêu Bác Hồ Chí Minh
Mỗi trận đánh mỗi mùa vui thắng lợi
Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi
Trên đường dài nâng cánh chúng ta đi.
Vâng trên chặng đường dài của sự nghiệp trồng người ở Trường PTVC Việt Bắc, chúng cháu luôn có Bác dõi theo và khích lệ, các thế hệ thày và trò sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng nhà trường đi lên vững chắc trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Sau Lễ báo công chúng tôi vào Lăng viếng Bác. Vòng hoa tươi thắm với băng đỏ nổi bật dòng chữ :
“ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI !
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC KÍNH VIẾNG”
được hai chiến sỹ cảnh vệ trịnh trọng dâng lên đặt trước cửa Lăng. Trong Lăng, Bác nằm đó, hiền từ và giản dị trong giấc ngủ bình yên, mọi người bước đi nhẹ nhàng, thành kính hướng về phía Bác nằm, cảnh vật thật yên tĩnh và thanh bình. Ngoài kia, trong khu vườn Bác, có tiếng chim hót líu lo, gió lùa xào xạc trên các tán cây như kể cho mọi người về với Bác hôm nay những câu chuyện về tình yêu bất tận của Bác với đất nước và cháu con. Cảm giác cháu con tụ hội quây quần bên Bác kính yêu trong tiết Xuân này cứ ấm mãi trong tôi. Năm Canh Dần, năm mà toàn Đảng toàn dân hướng về kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người để quyết tâm xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh đặng thực hiện bằng được mong ước của Bác trước lúc đi xa.
Tháng Ba. Vâng, chỉ bằng ấy thôi cũng đủ làm cho tôi - một nhà giáo sắp hoàn thành sứ mạng chèo lái con đò chở học sinh các dân tộc thiểu số trên dòng sông tri thức - tăng thêm tinh thần và nghị lực trong sự nghiệp trồng người ở Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc mái trườngvừa tròn nửa thế kỷ từkể lúc Bác về thăm.
Thành phố Thái Nguyên, tháng 3/2010
Th.s Nguyễn Chí Tiến, Trưởng phòng CTCT-QLHS